Họ là những caddy (người phục vụ khách chơi golf) tại một sân golf thuộc quận Long Biên có niềm đam mê golf. Mỗi tuần vài ba buổi, những nam thanh niên hành nghề caddy dành thời gian rảnh rỗi đánh golf tại bãi bồi dưới chân cầu Vĩnh Tuy.
Không có tiền thuê sân bãi, tận dụng bãi cỏ xanh mướt nằm ở bờ bắc Sông Hồng, ngay dưới chân cầu Vĩnh Tuy, những nam thanh niên hành nghề caddy thường rủ nhau chơi golf những lúc rảnh rỗi.
Do đặc điểm nghề caddy không chỉ phục vụ mà còn hướng dẫn khách mới chơi golf các kỹ thuật nên những nam thanh niên này đều thành thạo cách chơi, kỹ thuật.
Nguyễn Văn Tùng, quê ở Yên Lập – Phú Thọ đã làm nghề caddy hơn 2 năm cho biết “Toàn bộ gậy và bóng golf bọn em dùng đều là đồ cũ. Một chiếc gậy cũ chỉ phải mua với giá vài trăm ngàn đồng, bóng cũ chỉ 20 ngàn đồng/quả.
Không như những sân golf tiêu chuẩn gồm 18 lỗ cờ, sân golf “miễn phí” này chỉ có 5 lỗ do các caddy tự đào.
Cứ có thời gian rảnh, nhóm caddy lại rủ nhau xuống bãi Sông Hồng thuộc địa phận phường Long Biên (quận Long Biên – Hà Nội) thỏa chí đam mê với trò chơi thường chỉ dành cho người giàu.
Có caddy vừa làm xong ca phục vụ khách chơi golf dưới trời nắng như thiêu vẫn trong trang phục nghề đã vội ra bãi chơi golf cùng các đồng nghiệp.
Cả ngày hành nghề trên sân golf, giờ nghỉ những caddy này lại đam mê với trò chơi của người giàu.
Điểm khác biệt ở sân golf “miễn phí” này là golfer phải tự mình đi nhặt bóng.
Nhiều khi bóng rơi xuống hồ nước mất tích trong ánh mắt tiếc rẻ của các golfer nghèo.
Phút nghỉ ngơi.
Trịnh Văn Thành, 31 tuổi, quê ở Bắc Giang là người nhiều tuổi và làm nghề lâu năm nhất nhóm cũng được đánh giá là người chơi golf giỏi nhất nhóm caddy.
Thường nhóm caddy mải mê với trò chơi đến khi trời tối mới kết thúc. Trong quá khứ, đã từng có một caddy nữ xuất thân từ gia đình làm nông sau thời gian làm caddy tại sân golf Sông Bé (Thuận An – Bình Dương) Nguyễn Ngọc Dung đã trở thành tay golf nữ hàng đầu Việt Nam, giành chức vô địch golf nữ quốc gia năm 2008 và hàng loạt giải thưởng khác.