Các quả bóng golf hiện nay luôn có từ 300 đến 500 vết lõm. Vậy, lý do có cấu tạo này là gì?
Khi một người chơi thực hiện cú đánh, quả bóng bay đi và bề mặt bóng sẽ tiếp xúc trực tiếp với không khí. Không khí sẽ rẽ ra, luồn ra đằng sau và trám vào khoảng không trái bóng tạo thành khi bay đi.
Nhưng cũng chính luồng không khí này sẽ tạo thành một lực cản rất nặng nề lên trái bóng, khiến nó chậm dần lại và không thể bay xa.
Và để tối giản lực cản này, các chuyên gia đã sử dụng trái bóng với cấu trúc lõm hình tổ ong.
Cụ thể, các vết lõm – hay vân bề mặt trên quả bóng golf – sẽ quyết định đến tính khí động học của quả bóng. Vì thế việc bề mặt của quả bóng ra sao sẽ quyết định đến cách mà nó bay lên không trung. Chính nhờ việc đưa các vết lõm vào bề mặt bóng golf, nhà sản xuất đã tạo ra một lớp không khí mỏng dính chặt vào bề mặt, nhờ đó giảm thiểu lực cản phía sau bóng và tạo ra lực nâng giúp bóng bay cao với tốc độ nhanh hơn.
Theo Tom Veilleux và Vince Simonds – chuyên gia khí động học tại công ty Golf Top-Flite: “Những vết lõm có thể tạo ra một lớp không khí mỏng bám vào bề mặt của trái bóng. Nó giúp cho không khí di chuyển quanh trái bóng được dễ dàng hơn, giúp cho khoảng không bóng tại thành nhỏ lại. Qua đó, lực cản cũng giảm xuống ít nhất là một nửa”.
Bên cạnh đó, việc tạo ra các vết lõm trên bề mặt còn giúp luồng không khí di chuyển qua bóng sẽ đi qua bóng dễ dàng hơn, đồng thời tạo ra một vùng không khí dính chặt với bóng để hạn chế vùng có áp suất thấp, nhờ đó lực cản được giảm đi đáng kể.
Theo nghiên cứu, phần không khí bao quanh bóng được tạo bởi vết lỏm giúp cho lực cản giảm xuống còn một nửa so với bóng có bề mặt phẳng, vì thế bóng có thể đi xa gấp đôi.
Ngoài ra, khi quả bóng xoay ngược về sau, cạnh trên cùng quay theo cùng hướng với luồng không khí. Do ma sát, luồng không khí trên đỉnh được kéo bao quanh quả bóng và cả phần sau của nó.
Theo:GolfViet