Cán gậy golf (shaft), là một bộ phận hết sức quan trọng của gậy golf. Shaft truyền năng lượng, tốc độ từ tay cầm tới đầu gậy, đồng thời quyết định đến việc người chơi tiếp xúc bóng có hiệu quả hay không. Vậy shaft được làm từ chất liệu gì? Cùng GolfViet tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Chất liệu tạo ra shaft (cán gậy golf)
a. Cán thép
Cán gậy golf thường được làm từ chất liệu thép: sợi thép các-bon hoặc thép không gỉ. Shaft thép bền, khỏe và thường có giá thành phải chăng.
Cán thép giúp kiểm soát cú đánh tốt hơn, tạo ra độ chính xác cao. Cán thép phù hợp với những tay golf có tốc độ swing trung bình.
Cán thép được chia thành 2 loại chính: Cán thép phân bậc và cán thép Rifle.
b. Cán than chì
Ngoài cán gậy golf bằng thép, các hãng gậy còn tạo ra cán bằng than chì. Cán than chì thường đắt hơn cán thép nhưng lại kém bền hơn. Trọng lượng cán than chì nhẹ hơn, cung cấp tốc độ swing cao hơn để có lực đánh mạnh hơn. Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc mức độ kiểm soát cú đánh giảm xuống vì flex giải phóng trong quá trình swing.
Cán than chì nặng khoảng 50 – 85g, trong khi một cây cán thép tương đương đã nặng vào khoảng 120g. Cán than chì cũng làm giảm độ rung trục tốt hơn cán thép, bởi thế nhiều chuyên gia golf chấn thương nặng sau khi phẫu thuật thường dùng cán than chì để vừa chơi vừa hồi phục.
Nhược điểm lớn nhất của cán than chì là cần được bảo quản kỹ càng hơn cán thép. Nếu bạn quyết định chọn cán than chì làm bạn đồng hành thì hãy bảo quản chúng trong túi bọc đầu gậy loại siêu dài. Bạn cũng có thể cất gậy trong túi golf có đệm lót để màu sơn trên cán than chì không bị bạc đi, bởi điều đó tác động tiêu cực tới hiệu suất của cán.
c. Cán hỗn hợp
Một loại mới xuất hiện trên thị trường gậy golf là cán hỗn hợp, kết hợp cả thép và than chì trong cùng một trục. Shaft này sử dụng được cho cả gậy sắt và driver.
Nếu muốn trải nghiệm ưu điểm của hai loại chất liệu trong một sản phẩm, bạn nên chọn shaft này.
d. Cán titan
Titan là loại chất liệu rất mới được ứng dụng trong sản xuất cán gậy golf. Cán titan được đánh giá cao bởi nó rất nhẹ (titan vốn nhẹ hơn thép) và có khả năng giảm thiểu rung lắc, mà vẫn đem lại cảm giác cứng cho trục.
e. Cán Nanofuse
Cán gậy Nanofuse được ứng dụng công nghệ mới, kết hợp giữa 2 vật liệu thép và Graphite. Loại cán gậy này chưa thực sự phổ biến nên chưa có đánh giá chính xác nhất về sự ưu việt của nó.
2. Độ cứng (Flex) của cán gậy (shaft)
Độ cứng của cán gậy chính là khả năng cán gậy bị bẻ cong bao nhiêu khi có lực tác động lên nó trong cú swing. Mỗi kiểu swing nhanh hay chậm, swing mượt hay giật sẽ sản sinh ra các lực khác nhau.
Thông thường độ flex của cán gậy được xếp thành 5 hạng: Siêu cứng (Extra Stiff), Cứng (Stiff), Thường (Regular), Mềm (Senior & Ladies), và được biểu thị bằng các chữ cái tương ứng X, S, R, A và L (“A” là để chỉ hạng Senior – người cao tuổi, vì độ cứng mức này vốn dành cho “Amateur” – dân nghiệp dư). Đôi khi A và L được xem là một.
Chọn phải gậy có flex không đáp ứng được yêu cầu cần thiết cho cú swing của bạn sẽ dẫn đến kết quả mặt gậy bị căn sai vị trí khi tiếp bóng, khiến cú đánh lệch khỏi mục tiêu.
Extra Stiff
Được ký hiệu là “X” trên thang flex và thường được làm bằng thép. Chỉ người nào to con vạm vỡ, có cú đánh từ 260 yard trở lên và có tốc độ swing 93 mph trở lên mới chọn mức X, còn người chơi bình thường không ai nghĩ đến mức X này cả.
Sử dụng cán gậy quá cứng sẽ khiến quỹ đạo bóng sẽ thấp đi và khoảng cách ngắn lại, dù thay đổi độ loft thế nào đi chăng nữa. Ngoài ra, bóng sẽ có xu hướng lêch phải, hoặc bị fade (đối với người thuận tay phải), vì cán gậy cứng khiến mặt gậy khó mà vuông góc được (Nói cách khác, mặt gậy sẽ bị mở ra khi tiếp bóng). Hơn thế, cú đánh sẽ không có cảm giác chắc tay như thường, thậm chí là trượt đến nơi, cho dù bạn đã tiếp bóng đúng chính giữa mặt gậy.
Stiff
Được ký hiệu là “S” trên thang flex. Nếu với driver, carry là 250 thước trở lên, bạn nên chọn cán này. Loại này thích hợp cho nam giới có handicap một chữ số cũng như một số người handicap từ 10 đến 15 tuổi có tốc độ đầu gậy cao.
Regular
Đây là loại cán gậy phổ biến nhất, được ký hiệu là “R”. Những người chơi golf thường xuyên đánh bóng từ 210 đến 240 yard và có tốc độ swing từ 75 đến 84 dặm / giờ nên chọn loại này.
Đây là những loại nằm trong danh sách đen của Tiger Woods và một số golfer khác bởi họ không muốn bị trêu là dùng gậy R ẻo lả, gậy người cao tuổi, gậy phụ nữ.
Nhưng chính vì thế mà người chơi thường mắc phải lỗi swing quá đà, nhất là những người có điểm chấp cao. Sử dụng gậy có flex mềm thường tác động tới tốc độ swing, buộc người chơi phải giảm tốc độ swing. Và việc swing chậm lại thường đem tới kết quả tốt hơn nhiều.
Hơn nữa, trên thực tế, những chấn thương xảy tới khi sử dụng gậy flex mềm ít nghiêm trọng hơn gậy quá cứng. Chuyên gia trang bị golf – Tom Wishon đã nói “Khi không chắc nên chọn flex thế nào, thì luôn phải chọn gậy mềm hơn. Nếu phân vân giữa flex R và S, hãy chọn R”.
Senior
Được ký hiệu là “A” trên thang flex, các shaft có độ flex senior được khuyến nghị cho những người chơi golf thường xuyên đánh bóng trong khoảng từ 180 đến 210 yard và có tốc độ swing từ 60 đến 75 dặm / giờ. Các gôn thủ nam lớn tuổi và một số phụ nữ có tốc độ swing cao bất thường nên sử dụng flex này, còn được gọi là “A-Flex”. Gậy với flex senior thường được làm bằng Graphite.
Lady
Được khuyến nghị cho những người chơi golf có tốc độ swing chậm nhất, flex nữ được ký hiệu là “L” trên thang flex. Những người chơi golf thường xuyên đánh bóng dưới 180 yard và có tốc độ swing từ 60 dặm / giờ trở xuống nên sử dụng flex Lady.
Flex này là một lựa chọn thích hợp cho những người chơi golf chậm, những người tạo ra tốc độ đầu gậy chậm hơn nam giới. Lady flex là chủ yếu được chế tạo với shaft Graphite.